Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”. Đặc biệt, cuộc thi “Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dành cho học sinh phổ thông đã trở thành điểm sáng tích cực trong giáo dục định hướng năng lực… Về cơ bản, đây là một hình thức của giáo dục STEM.
CHUYÊN ĐỂ: GIÁO DỤC STEM TRONG TRƯỜNG THCS THỚI HÒA
Ngày 12/11/2020, tại phòng Tin học 2, Tổ Tin – Hóa thực hiện chuyên đề mang tên Giáo dục STEM trong Trường THCS Thới Hòa. Đến dự chuyên đề có Cô: Trần Thị Ngọc Hà (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cùng với các thành viên trong tổ Tin - Hóa.
Buổi chuyên đề được chuẩn bị kỹ lưỡng và tổ chức long trọng. Khởi động chuyên đề là đoạn clip ngắn nói về hoàn cảnh ra đời của Giáo dục STEM.
Được biết, Giáo dục STEM ra đời tại Mỹ, sau khi tổ chức NASA thành lập. Giáo dục STEM nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học, công nghệ để phục vụ cho đất nước Mỹ lúc bấy giờ. Sau khi áp dụng có hiệu quả Giáo dục STEM cho nền giáo dục nước Mỹ, các nước khác như Pháp, Anh cũng áp dụng công nghệ giáo dục này cho đất nước của họ.
Ở Việt Nam, Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học. Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”. Đặc biệt, cuộc thi “Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dành cho học sinh phổ thông đã trở thành điểm sáng tích cực trong giáo dục định hướng năng lực… Về cơ bản, đây là một hình thức của giáo dục STEM. Các cuộc thi này là ví dụ cho mục tiêu giáo dục nhằm phát triển năng lực cho học sinh hình thành những kĩ năng học tập và lao động trong thế kỉ 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đó cũng là mục tiêu mà giáo dục STEM hướng tới.
Chuyên đề cũng đã nêu ra khái niệm STEM như sau: STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Bên cạnh đó STEM cũng có một số khái niệm liên quan như:
+ STEM mở: Bao gồm nhiều hơn 4 lĩnh vực (Toán, Công nghệ, Kĩ thuật và Khoa học) như Nghệ thuật, Nhân văn, Robot, …
+ STEM đóng: Bao gồm 4 lĩnh vực (Toán, Công nghệ, Kĩ thuật và Khoa học).
+ STEM khuyết: Bao gồm ít hơn 4 lĩnh vực (Toán, Công nghệ, Kĩ thuật và Khoa học).
+ STEAM: là hướng tiếp cận giáo dục sử dụng mô hình STEM kết hợp với nghệ thuật, nhân văn (Art).
+ STEM và sáng tạo KHKT: STEM là cơ sở giúp học sinh phát triển thành các dự án sáng tạo KHKT.
Với mong muốn áp dụng được công nghệ giáo dục STEM vào thực tiễn nhà trường, buổi chuyên đề đã làm nổi bậc được các vấn đề như:
- Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc lĩnh vực STEM.
- Phát triển các năng lực chung cho HS.
- Định hướng nghề nghiệp cho HS.
Chuyên đề được kết thúc bằng những thí nghiệm thú vị như tạo hình các vật thể, các thí nghiệm Vật Lí, Hóa học… Hy vọng giáo dục STEM sẽ sớm được áp dụng trong nhà trường.
Tác giả: Tổ Tin - Hóa